Nền ẩm thực của người Thái bị ảnh hưởng rất lớn từ các lân cận như Indonesia, Ấn Độ, Myanma, Trung Quốc,… Điểm đặc biệt của ẩm thực nơi đây nằm ở sự phối hợp khéo léo của thảo dược, gia vị và thực phẩm tươi sống. Người Thái thường chế biến các món ăn bằng các loại thảo mộc. Vì thảo mộc vừa làm tăng thêm mùi vị cho món ăn vừa có lợi cho sức khỏe.
Ớt
Người Thái rất thích ăn cay nên hầu hết các món ăn của Thái Lan đều có sử dụng ớt. Người Thái tin rằng ăn cay sẽ giúp làm toát mồ hôi nhanh, làm mát cơ thể và đồng thời giúp lưu thông khí huyết trong cơ thể. Có thể thấy cách người Thái Lan lựa chọn nguyên liệu nấu ăn không chỉ quan tâm đến khẩu vị mà còn chú ý cả đến những lợi ích sức khỏe mà chúng mang lại.
Một số món ăn đặc trưng của Thái như: Lẩu, Gỏi,… đều có sử dụng rất nhiều ớt.
Dù rằng hiện tại ớt đã trở thành một nét đặc trưng trong ẩm thực Thái Lan. Nhưng thực ra chúng là giống cây ngoại nhập được các thương nhân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha mang đến từ Bắc Mĩ vào khoảng thế kỷ XVI-XVII. Ngày nay có rất nhiều loại ớt được trồng khắp đất nước Thái Lan nhưng trong dó phổ biến nhất là 3 loại ớt: Ớt chuối (Phrik yuak), ớt chỉ thiên (Phrik chi fa) và ớt phân chuột (Prik khi nu).
Chanh và lá chanh
Bên cạnh vị cay, vị chua cũng được người Thái Lan rất ưa chuộng. Họ thường sử dụng chanh để tạo vị chua tự nhiên, thanh mát cho món ăn. Thành phần trong nước chanh rất giàu khoáng chất và các vitamin, đặc biệt là vitamin C. Bên cạnh đó ăn chanh còn hỗ trợ thải độc cho hệ tiêu hóa và hỗ trợ chức năng gan.
Lá chanh có mùi thơm đặc trưng nên được người Thái sử dụng rất phổ biến trong các món ăn. Một số món ăn có thể kể đến như lẩu Tomyum, cà ri Thái, Pad Thái,… Lá chanh Thái – Kaffir có vị the, mùi thơm nồng và hơi gắt, kích thích vị giác và khứu giác. Chúng có khả nắng khử tanh rất tốt các món như lươn, gà, bò,…
Sả
Người Thái Lan rất chuộng những loại nguyên liệu có nhiều tinh dầu. Vì tinh dầu sẽ giúp giảm bớt mùi tanh của các loại hải sản và các loại thịt nhiều đạm. Bên cạnh đó nó cũng giúp tạo nên mùi thơm hấp dẫn cho các món ăn.
Vì thế sả cũng là một loại gia vị được sử dụng rất phổ biến ở Thái. Sả có tính ấm, vị cay. Vị cay của sả không gắt như ớt nhưng cay nhẹ và ấm giúp trung hòa vị. Tinh dầu sả giúp làm dậy lên hương thơm của những món ăn có nhiều nguyên liệu. Tạo nên hương vị đặc biệt có thể cảm nhận rõ nét trong các món Thái Lan.
Bên cạnh khả năng tạo mùi vị tốt. Sả còn đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như: Kháng khuẩn, chống viêm, hỗ trợ tiêu hóa và đào thải độc tố.
Gia vị thơm: Hạt thì là, quế, bạch đậu khấu, đinh hương
Việc phối trộn các loại gia vị đơn cùng thảo mộc đã trở thành nét đặc trưng nền ẩm thực Thái Lan. Sự kết hợp đó đã tạo nên những món ăn không chỉ ngon về mùi vị mà còn tốt cho sức khỏe.
Các loại gia vị đơn như: Hạt thì là, quế, bạch đậu khấu, đinh hương,… đều có những điểm đặc trưng riêng về mùi và vị. Điểm chung của các loại gia vị này là chúng có mùi vị rất nồng và mạnh. Vì vậy, người Thái thường sử dụng chúng với một lượng rất ít khi chế biến món ăn. Các gia vị thơm này có vai trò trung hòa mùi vị, giúp món ăn thêm phần đậm đà. Tùy vào từng mục đích sử dụng cho món ăn mà người Thái Lan sẽ lựa chọn các loại gia vị đơn cho phù hợp.
Rau thơm
Bất kể là món ăn nào thì rau thơm là nguyên liệu không thể thiếu ở Thái Lan. Ngoài tác dụng làm tăng thêm mùi vị và màu sắc cho món ăn, chúng còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Rau mùi: Cây rau mùi được người Thái Lan sử dụng phổ biến nhất. Tất cả bộ phận của cây đều có thể dùng làm gia vị cho món ăn.
Lá rau mùi với hương thơm đặc trưng được dùng cho vào món ăn để kích thích khứu giác, vị giác và cả màu sắc đẹp mắt. Phần rễ của cây rau mùi thì thường được giã với tỏi và hạt tiêu đen để làm gia vị. Cả hạt của cây rau mùi cũng được dùng làm gia vị đơn sử dụng trong nhiều món ăn.
Húng quế: Có nhiều loại húng quế được sử dụng trong ẩm thực Thái Lan. Với Hương nhu trắng thì thường được dùng trong món súp và hải sản. Còn húng quế chanh lá nhỏ hơn thì thường được dùng làm salad. Ngoài ra, còn một loại húng quế khác thì hay được sử dụng cho các món xào.
Lá bạc hà lục: Được dùng ăn sống hoặc làm salad. Nó có tác dụng sát trùng, giảm đau, kích thích dịch tiêu hóa,…
Gừng, nghệ, tỏi, hành, riềng
Gừng và riềng thường được dùng nấu súp và cà ri. Nghệ là chất tạo màu cam tự nhiên được sử dụng rất phổ biến. Tỏi và hành có thể ăn sống hoặc dùng để phi thơm dậy mùi trước khi chế biến các món ăn. Đa số các gia vị trong món ăn Thái Lan đều có tính ấm và cay. Tuy nhiên mỗi loại gia vị lại có một vị cay ấm riêng cùng mùi thơm đặc trưng. Nhờ vào các nét đặc sắc của các loại gia vị cùng khẩu vị tinh tế mà người Thái Lan dã chế biến ra vô vàng các món ăn ngon và tạo nên một nền văn hóa ẩm thực vô cùng phong phú và hấp dẫn. Gia vị và thảo mộc chính là “linh hồn” của các món ăn Thái. Sự phối trộn và lựa chọn gia vị tinh tế của người Thái, không chỉ đảm bảo các món ăn đáp ứng đủ màu, mùi, vị mà còn mang đến những lợi ích sức khỏe tuyệt vời.
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VTPLUS
- Trụ sở chính: 232/5/23 Bình Lợi, Phường 13, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
- Phone: 090 292 2161
- Mail: sendvivutour@gmail.com
- GIẤY PHÉP KINH DOANH DỊCH VỤ LỮ HÀNH QUỐC TẾ Số GP/ No: 79-1354/ TCDL-GP LHQT
- Số ĐKKD: 0312857985